VÌ SAO NÊN ĐẶT CHĨNH THỜ TRÊN BAN THỜ? | CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM CHU ĐẬU
0

VÌ SAO NÊN ĐẶT CHĨNH THỜ TRÊN BAN THỜ?

Đăng bởi Phan Thanh Huyen vào lúc 30/11/2023

Chĩnh thờ là vật phẩm thờ cúng gắn liền với bộ đồ thờ, được sử dụng phổ biến trên các bộ đồ thờ gia tiên cũng như bàn thờ thần tài, thần Phật. Tuy nhiên không nhiều người biết được ý nghĩa của chĩnh thờ trên bàn thờ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chĩnh thờ là gì? Tại sao lại đặt chĩnh trên bàn thờ?

Chĩnh thờ là một chiếc hũ có hình dạng mô phỏng lại chiếc chum đựng gạo ngày xưa trong các gia đình. Một chiếc chĩnh có cấu tạo gồm 3 phần: phần nắp, phần thân và phần chân. Tuy hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu mã chĩnh thờ khác nhau nhưng kiểu dáng đều có một đặc điểm chung là phần thân có miệng nhỏ và phình to ở giữa, mang ý nghĩa phong thủy như là một bình hút lộc, tài lộc đi qua miệng và được giữ lại ở phần thân phình to, với mong muốn cầu mong may mắn, hạnh phúc, bình an sẽ đến với gia đình.

Chĩnh thờ được sử dụng để đựng các lễ vật thờ cúng bao gồm gạo, muối, nước để dâng lên thờ cúng tổ tiên. Tùy theo kích thước bàn thờ, có thể lựa chọn một chĩnh, hai chĩnh hoặc cả ba chĩnh để bày trí.

Cũng giống như các vật phẩm khác trên bàn thờ, chĩnh thờ cần được lựa chọn riêng, không được dùng chung với các sản phẩm khác trong gia đình nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và linh thiêng cho việc thờ cúng, cũng như thể hiện sự chu đáo, tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, thần Phật.

Trong văn hóa tâm linh, đằng sau cái chết là sẽ tồn tại một sự sống mới ở thế giới bên kia dưới một hình thức nào đó mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chính vì vậy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất “nơi suối vàng” cũng cần cuộc sống đầy đủ hàng ngày như tiền tệ, vàng bạc, muối gạo và nước sạch. Chính vì thế chúng ta cần đến chĩnh thờ với mong muốn thể hiện sự thành kính, sự tưởng nhớ với người đã khuất.

2. Ý nghĩa của từng lễ vật trong chĩnh thờ trên bàn thờ

Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, có thể nhận thấy sự phong phú của lễ tiết, với những lễ vật cúng tế, lễ nghi được trao truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó không thể không kể đến: muối, gạo và nước. Đây là 3 thứ không thể thiếu và rất cần thiết trong cuộc sống của con người.

– Muối: từ ngàn xưa muối được coi là tài sản quý giá và là tượng trưng cho ý chí trong sạch và mạnh mẽ. Chĩnh thờ đựng muối thể hiện mong muốn cuộc sống hạnh phúc no đủ, hưng thịnh. Muối là vật quan trọng trong việc tìm hiểu đời sống tâm linh, thế ứng xử nhân bản của con người trước những thế giới ngoài loài người.
– Gạo được coi là “Hạt ngọc của Trời” và có nguồn gốc thiêng liêng, có linh hồn. Lúa gạo là của cải, là cảnh sung túc do Trời ban và là sự tinh khiết nguyên sơ. Đặt chĩnh thờ đựng gạo là một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những vị Thần đã ban cho chúng ta một nền văn minh lúa nước, và cũng để dâng những lễ vật quý giá nhất lên cho ông bà tổ tiên.
– Nước mang đặc tính trong sạch, thanh cao và thuần khiết. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Đặt chĩnh thờ nước trên bàn thờ với ước mong tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. 
Chính vì thế trên ban thờ thường đặt các chĩnh nước, chĩnh gạo và chĩnh muối. Ba chĩnh thờ này chỉ được thay vào mỗi dịp cuối năm.

3. Cách bày trí chĩnh thờ trên bàn thờ

Vị trí đặt chĩnh trên ban thờ tùy thuộc vào kích thước chĩnh thờ và loại bàn thờ.
Nếu là bàn thờ Phật thì chỉ cần 1 chĩnh đựng nước. Còn bàn thờ gia tiên thì cần 3 chĩnh nhỏ đựng muối, gạo, nước hoặc 1 cặp chĩnh to để đựng muối và gạo.
Đối với chĩnh nhỏ sẽ sắp xếp 3 chĩnh thờ thành hàng ngang hoặc hình tam giác theo thứ tự chĩnh nước ở giữa, chĩnh muối gạo ở hai bên. Vị trí đặt chĩnh trên bàn thờ còn liên quan đến đặt trên bàn thờ gì. Nếu là bàn thờ thần tài thì sẽ đặt sau bát hương, ở giữa ông địa, thần tài và sắp xếp theo hình tam giác. Nếu là bàn thờ gia tiên, bạn đặt chĩnh tại vị trí trước bát hương và sau mâm bồng, sắp xếp theo hàng ngang.

Chĩnh thờ ngoài được dùng để trên bàn thờ còn thường được dùng để bài trí.
Nếu trên ban thờ, chĩnh được thiết kế nhỏ xinh vừa vặn và tương xứng với các vật phẩm thờ cúng khác thì chĩnh trong không gian bài trí lại thường được thiết kế lớn. Có những chiếc chĩnh đựng được 10 lít, có chiếc đựng được 25L, 30L có chiếc có kích cỡ lớn hơn… Và chĩnh trong đời sống thường được dùng đựng gạo ngon, đựng các loại hạt ngũ cốc đã được chọn lọc hay thường được dùng nhất là để ngâm các loại rượu quý, còn có thể gọi là chum. Ở những gia đình danh gia vọng tộc xưa, cặp chĩnh luôn được bài trí ở hai bên bàn thờ, cạnh cặp lọ lục bình lớn và tất cả các vật phẩm này đều được trang trí hoa văn bắt mắt, sang quý với lân, long, quy, phụng hoặc tùng, cúc, trúc, mai hay nhật nguyệt, nước lửa… Với vị trí bài trí như vậy, chĩnh vừa là vật phẩm trưng bày, vừa có ý “khoe” của ngầm của gia chủ.

Quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm chĩnh thờ gốm Chu Đậu, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM CHU ĐẬU

Xã Thái Tân, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0220.354.1257

Hotline: 0969.655.095 - 0906.655.095

Tại Hà Nội: 111 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội (024.3411939)

Tầng 3, 38-40 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0969655095
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM CHU ĐẬU
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn