Quà tặng bình tỳ bà ngày nay được nghệ nhân gốm Chu Đậu phỏng theo chiếc bình gốm cổ Chu Đậu thế kỷ XIV - XV.
Chiếc bình tỳ bà gốm cổ Chu Đậu cao 24cm được trục vớt trong con tàu đắm ngoài khơi Cù Lao Chàm, trong phiên đấu giá đầu tiên tại Mỹ, được đấu giá 521.000 đô la Mỹ.
Một số bình tỳ bà trong bộ sưu tầm gốm Chu Đậu (cuối tk 15/ đầu tk 16) từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
I. Ý nghĩa của bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu khi dùng làm quà tặng
1. Bình Tỳ Bà – 1 trong 5 sản phẩm tiêu biểu nhất của gốm Chu Đậu được sử dụng làm quà tặng
Nằm 1 trong hai sản phẩm tiêu biểu đặc sắc nhất của gốm Chu Đậu cổ là loại bình Hoa Lam (trong dân gian được gọi là bình củ tỏi ) và bình Tỳ Bà còn được gọi là cặp bình cha mẹ, cặp bình phu thê tượng trưng cho âm dương - trời đất - vợ chồng. Bình Tỳ Bà mang dáng hình cây đàn tỳ bà tượng trưng cho phái âm, đất, mẹ hiện thân cho phụ nữ Việt Nam.
2. Cặp bình phu thê bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà là quà tặng tiêu biểu
Nếu bình hoa lam đặc trưng cho tính dương của người chồng người cha, là trụ cột nền tảng trong gia đình thì bình tỳ bà lại mang tính âm, tượng trưng cho Đất mẹ dịu dàng, nết na, giàu tình yêu thương. Bộ quà tặng Phu-Thê gốm Chu Đậu là món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè và người thân. Tổ chức, doanh nghiệp dùng làm quà tặng tri ân khách hàng, tặng đối tác, quà tặng trong dịp Đại hội Đảng mang ý nghĩa truyền thống, văn hóa.
Bình Tỳ Bà kết hợp với bình Hoa Lam gốm Chu Đậu tạo nên cặp bình âm - dương, trời - đất, vợ chồng khi sử dụng làm quà tặng như lời chúc phúc cho mong muốn cuộc sống gia đình hạnh phúc, công việc thăng tiến, thành đạt.
II. Những đặc trưng cơ bản của bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu
Từ xa xưa, bình Tỳ Bà được sử dụng họa tiết đặc trưng là lông chim Lạc Việt chạy quanh miệng bình thể hiện truyền thống của con Rồng cháu Lạc. Vai bình vẽ họa tiết ngũ hành gồm kim, thủy, mộc, hỏa, thổ. Thân bình thể hiện bằng họa tiết tùng, cúc, trúc, mai với sóng nước. Phần chân bình được tạo viền bởi những họa tiết cánh hoa sen thể hiện đạo giáo người Việt.
Ngoài các cuộc khai quật ở các lò gốm cũ ở làng Chu Ðậu, loại bình Tỳ Bà này thường được tìm thấy từ các tàu buôn đắm ngoài khơi Hội An – Ðà Nẵng. Như tên gọi, bình Tỳ Bà có hình dáng giống cây đàn tỳ bà để dựng đứng. Mình thuôn tròn, cổ nhỏ, miệng loe, thân tròn phình to, thường có bốn tầng hoa văn, trong lòng miệng bình cũng có hình vẽ hoa lá. Tầng thứ nhất ở chung quanh cổ bình hoặc vẽ những tàu lá chuối hay hình cây lúa; tầng thứ hai khi hình hoa cúc, hoa mẫu đơn, khi thì những chuỗi hình xoắn ốc đứng; tầng thứ ba lớn nhất là hình chim chích choè, chim sẻ hay là những ô vẽ đợt sóng biển, bên cạnh những ô vẽ hình hoa lá; tầng dưới cùng là các ô với những vòng tròn hình bầu dục chồng lên nhau.
III. Nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong bình Tỳ Bà dùng làm quà tặng ngày nay
1. Bình Tỳ Bà được vẽ thủ công dưới men chia làm ba phần:
Phần cổ bình là hình ảnh lá chuối, lá lúa thể hiện cho nền văn minh lúa nước của người Việt. Sâu xa hơn đó là hình ảnh lông chim lạc Việt trên mũ Vua Hùng thể hiện cho độc lập, tự do của dân tộc.
Bình tỳ bà gốm Chu Đậu
Họa tiết trên miệng là lông chim Lạc Việt thể hiện khát vọng độc lập, tự do của dân tộc và cũng là hình ảnh lá chuối, lá lúa, lá mía cách điệu kết hợp với họa tiết hoa dây thể hiện cuộc sống miền quê dân dã, mộc mạc vùng châu thổ sông Hồng. Phần gốc của bình là họa tiết cách sen cách điệu, thể hiện cho Phật Giáo, cho Quốc Đạo của người Việt.
Phần thân bình được vẽ cảnh bốn mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Thể hiện cho bốn mùa bình an. Đây cũng là “Tứ đức” Công – Dung – Ngôn – Hạnh của mỗi người phụ nữ Việt Nam.
Phần chân bình là họa tiết cánh Sen cách điệu, thể hiện cho văn hóa tín ngưỡng phồn thịnh của người Việt.
Bình tỳ bà gốm Chu Đậu vẽ họa tiết tứ cảnh sản phẩm truyền thống
2. Màu sắc sử dụng trên quà tặng bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu nói chung đêu “Đẹp về dáng – Sáng về men – Hoa văn họa tiết làm lay động trái tim người”. Màu men trắng ngà hoa lam và họa tiết màu lam, được các nghệ nhân làm ra từ chất đất đặc biệt của vùng Long Động “Lục thủy, tứ linh”. Lục thủy là nước Lục đầu giang, tứ linh là: Long, ly, qui, phượng. Chỉ với tro trấu, vôi, đất, cao lanh mà các nghệ nhân xưa đã làm nên một thứ men cao cấp kỳ lạ: men lam, men ngà, men ngọc...
Bình tỳ bà gốm Chu Đậu vẽ truyền thống
Bên cạnh quà tặng là sản phẩm Bình Tỳ Bà với men trắng ngà cùng với họa tiết màu lam truyền thống, Gốm Chu Đậu còn cung cấp sản phẩm quà tặng Bình Tỳ Bà vẽ vàng kim - một kiệt tác về dòng gốm kết hợp truyền thống và hiện đại. Đặc biệt bình vẽ vàng kim tốt về phong thủy, hội tụ đủ âm dương ngũ hành: Kim (vàng kim), Mộc (men tro trấu), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Bình gốm vẽ vàng kim của Chu Đậu rất vinh dự được Hiệp hội làng nghề Việt Nam chứng nhận là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề Việt Nam.
Bình tỳ bà gốm Chu Đậu vẽ vàng kim
IV.Gốm Chu Đậu món quà tặng chứa đựng tinh hoa văn hóa của người Việt
Bình Tỳ Bà gốm Chu Đậu nói riêng và các sản phẩm gốm nói chung từ làng nghề truyền thống Chu Đậu nổi tiếng của Việt Nam, luôn là món quà ý nghĩa những dịp quan trọng như Đại hội Đảng hoặc dùng làm sản phẩm trang trí, trưng bày trong gian phòng ấm cúng của gia đình mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Gốm Chu Đậu Việt Nam nổi tiếng toàn cầu, hiện đang được trân trọng lưu giữ tại 46 bảo tàng danh tiếng của 32 quốc gia trên thế giới. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề, vùng nghề gốm cổ Chu Đậu đã và đang phục hưng trở lại với mong muốn làm hồi sinh, làm sống lại tầm cao của gốm Chu Đậu, “một dòng gốm đẹp của Việt Nam và quốc tế”, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo quý khách trong và ngoài nước.