Giải mã một kỳ tài trong lịch sử nghề gốm Việt | CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM CHU ĐẬU
0

Giải mã một kỳ tài trong lịch sử nghề gốm Việt

Đăng bởi Huynh Nguyễn Hữu vào lúc 24/03/2020

Chuyện bắt đầu từ lá thư của ông Makoto Anabuki, Bí thư văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản gửi Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) vào năm 1980, nhờ tìm xuất xứ một chiếc bình gốm đặt tại Bảo tàng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ một lá thư của ông Makoto Anabuki, Bí thư văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản gửi Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) vào năm 1980, nhờ tìm xuất xứ một chiếc bình gốm đặt tại Bảo tàng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, mà sự thật lịch sử bắt đầu hé lộ.

Theo thư, lúc ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Makoto được chiêm ngưỡng một bình gốm được coi là bảo vật tại Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul. Chiếc bình được mua bảo hiểm 1 triệu USD, trên có khắc 13 chữ Hán: "Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" (dịch: Năm Thái Hòa thứ 8 (1450), tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết).

Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành

Chiếc bình triệu đô và lá thư từ Đại sứ quán Nhật Bản

Chuyện bắt đầu từ lá thư của ông Makoto Anabuki, Bí thư văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản gửi Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) vào năm 1980, nhờ tìm xuất xứ một chiếc bình gốm đặt tại Bảo tàng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng từ một bản tin trên tạp chí chuyên ngành của tỉnh, mà một dòng họ xác định được công lao của bà tổ cô kỳ tài, từng giả trai đi thi, từng cưỡi thuyền vượt biển xuất cảng đồ gốm. Hơn thế, một dòng họ khác từng được vua đổi họ, qua việc này, đã tìm được những người anh em cùng cội nguồn từ… hơn 700 năm trước.

Theo thư, lúc ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông được chiêm ngưỡng một bình gốm được coi là bảo vật tại Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul. Chiếc bình được mua bảo hiểm 1 triệu USD, trên có khắc 13 chữ Hán: "Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" (dịch: Năm Thái Hòa thứ 8 (1450), tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết).

Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành được bí thư tỉnh ủy giao thực hiện việc này. Đó là nhiệm vụ khó khăn, khởi đầu từ dịch chính xác 13 chữ Hán. Ông Hoành nhớ lại: "Lúc đó, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đọc là "Bùi thị, hý bút" (ông họ Bùi vẽ chơi). Tức là chữ "hý" được coi như tính từ, chứ không phải danh từ chỉ tên riêng như cách hiểu của tôi.

Chiếc bình gốm cổ tại Bảo tàng Hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ – một tác phẩm nghệ thuật gốm Chu Đậu đặc sắc

Họ cho rằng ở thế kỷ XV phụ nữ không dùng tên riêng và không có tiền lệ phụ nữ được khắc tên trên sản phẩm thủ công. Nhưng dù hiếm, tôi vẫn tìm ra những phụ nữ được ghi tên trên đồ gốm với tư cách tác giả như trường hợp bà Nguyễn Thị Đỉnh, vợ ông Đặng Huyền Thông, một nghệ nhân cùng chồng làm đồ gốm rất nổi tiếng ở Nam Sách. Vì vậy, tôi nghĩ người làm chiếc bình gốm đó là một phụ nữ ở Nam Sách vào năm 1450".

Nhưng làng Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách) chỉ có nghề chiếu cói. Nhờ quá trình tìm hiểu nghề chiếu cói ở Chu Đậu, các nhà khảo cổ vô tình tìm được những con kê gốm hình vành khăn. Được tin, lập tức ông có mặt. Ở ao làng, ông tìm được một chiếc tước (cái chén có chân) bằng gốm méo mó dính với một chiếc bao nung. Qua đó, ông khẳng định Chu Đậu từng có nghề gốm.

Năm 1986, ông xin phép UBND tỉnh cho khai quật địa điểm trên và phát hiện hàng nghìn cổ vật gốm ở độ sâu 2m trên diện tích 36m2. Ông hân hoan: "Đó là công lớn của khảo cổ học. Ngay người làng Chu Đậu cũng không biết làng từng có nghề gốm nổi tiếng ".

Từ đó đến năm 1991, ông tổ chức 7 lần khai quật cùng một địa điểm và đều thu được đồ gốm cổ. Năm 2003, khi phát hiện 1 trong 5 con tàu cổ chìm tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An) sâu 72m so với mặt biển, có hàng vạn đồ gốm cổ xuất xứ Chu Đậu, thì gốm Chu Đậu trở nên lừng danh khắp thế giới. Dòng gốm này đã trưng bày tại bảo tàng của hơn 40 nước và vùng lãnh thổ.

Sau đó, khi làm Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, ông Hoành bắt đầu nghiên cứu sâu về dòng gốm này. Theo ông, căn cứ vào hoa văn, có thể nói gốm Chu Đậu ra đời đầu thế kỷ XV thời kháng chiến chống quân Minh và kết thúc cuối thế kỷ XVI với niên đại cuối ghi năm 1592. Từ đó, có thể suy luận, năm 1593, khi quân Lê – Trịnh tấn công quân Mạc ở Hải Dương, vùng Nam Sách bị đốt phá, xóa sổ luôn làng gốm Chu Đậu. Riêng dòng họ Vương chạy thoát lên Bát Tràng, hậu duệ còn làm gốm ở đó.

Người đàn bà giả trai trong gia phả họ Bùi

Nhà thờ tổ gốm Chu Đậu

Ông Hoành ra sức dò hỏi khắp nơi về một người phụ nữ tên Bùi Thị Hý. Chưa được manh mối gì thì năm 2001 ông về hưu, nhưng tiếp tục tham gia biên tập cho Tạp chí Khoa học và Ứng dụng của tỉnh. Trong số tháng 6.2005, ông đăng mẩu tin nhận định chủ nhân của chiếc bình gốm trưng bày tại Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) là một phụ nữ tên Bùi Thị Hý. Vài ngày sau, có 2 người tên Bùi Xuân Nhạn và Bùi Đức Lợi đến tìm, cho biết nhân vật ông nêu trùng tên với bà cô tổ của dòng họ, nên mang 2 trang gia phả viết bằng chữ Hán nhờ ông đọc hộ.

Nhưng làng Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách) chỉ có nghề chiếu cói. Nhờ quá trình tìm hiểu nghề chiếu cói ở Chu Đậu, các nhà khảo cổ vô tình tìm được những con kê gốm hình vành khăn. Đây là manh mối đầu tiên, dẫn đến hàng loạt phát hiện sau đó, khẳng định Chu Đậu từng có nghề gốm.

Ông kể: "Những gì tôi đọc được cho biết bà cô tổ Bùi Thị Hý của dòng họ là cháu ngoại cụ Bùi Quốc Hưng, khai quốc công thần đời Lê. Bà Hý có tài viết chữ và vẽ đồ gốm rất đẹp. Bà từng giả trai đi thi đến tam trường thì bị phát hiện là nữ. Sau, bà lấy ông Đặng Sỹ, chủ lò gốm Chu Trang (tức gốm Chu Đậu bây giờ) giàu nổi tiếng đương thời".

Lập tức, ông theo họ về nhà ở thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc để dịch nốt phần gia phả còn lại. Theo đó, bà Bùi Thị Hý sinh năm 1420, mất ngày 12.8.1499. Từ những phát hiện này, năm 2006, ông tổ chức hội thảo khoa học về dòng gốm Chu Đậu và bà Bùi Thị Hý, gây tiếng vang lớn. Sau hội thảo, ông Bùi Đức Lợi tiếp tục mang đến 1 cái đĩa và 1 con nghê có thủ bút của bà Bùi Thị Hý vào năm 1454 và 1460, là những phế phẩm tìm được ở lò gốm cũ, giống hệt thủ bút trên chiếc bình tại bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại kho đồ gốm tổ tiên truyền lại cho họ Bùi, ông đọc được trên một mâm đồng toàn bộ bản sao văn bia mộ chí của bà Bùi Thị Hý, gồm 379 chữ, chép lại thời Bảo Đại. Dòng đầu tiên ghi rõ "Kỳ tài phu nhân Bùi Thị Hý chi mộ". Nội dung văn bia cho biết chồng bà Hý là Đặng Sỹ trong một lần đi giao hàng bị tai nạn trên biển thiệt mạng.

Rồi bà Hý tái giá với ông Đặng Phúc cũng ở Chu Đậu, cùng chồng sau đi biển xuất khẩu gốm Chu Đậu sang các nước phương Tây. Cuối đời, bà về góp của làm đình và chùa Viên Quang. Nội dung văn bia nêu rõ: Lò gốm Chu Đậu có 3 nhiệm vụ là cống hoàng triều, xuất cảng sang Nhật quốc, Bắc quốc và xuất cảng sang phương Tây.

Ông Hoành đến chùa Viên Quang mới biết đình và bia tiểu sử bà Hý bị phá từ lâu. Tại cây thiên đài trong chùa, ông tìm thấy dòng chữ Hán ghi: "Tín chủ Bùi Thị Hý đồng dân tạo dựng". Bên kia ghi "Đặng Phúc lập bia" với niên đại Hồng Đức Nhâm Tý niên (1492).

Rồi ông phát hiện dòng chữ Hán trên ngai thờ ở nhà thờ họ ghi "Mộ ở xứ Thượng Đường" (nay là thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc). Ngày 10.1.2009, hậu duệ bà Hý đào tìm, phát hiện một số vật yểm và viên gạch đất nung màu hồng nhạt, nhẹ lửa, mẻ một góc có ghi những thông tin quan trọng về mộ chí của bà Bùi Thị Hý.

Ông Hoành đã tận mắt đọc 2 mặt văn bia. Mặt một nói nơi để mộ, dịch: Mộ Tổ cô ban đầu táng tại Gò Thổ Thư, nhìn về hướng bắc. Tổ tiên truyền lại rằng, hậu duệ của đại thương gia Trịnh Hòa, triều Minh, niên hiệu Thiên Thuận (1457 – 1464), là bạn nữ, tặng Tổ cô một chiếc chén sứ quý. Khi Tổ cô qua đời, chôn theo chiếc chén sứ gia bảo. Sau có bọn trộm đào lấy hết.

Lại gặp giặc phá hủy. Mộ được chuyển đến khu đất Rồng. Cấm tuyệt đối mọi người trong dòng họ vi phạm lời truyền (của tiền nhân). Vị , Nhuận, Cần (tên trưởng 3 chi họ đương thời). Mặt hai nói về nơi để bia, dịch: Tấm bia cổ lớn sau di về đất Hình Nhân, đó nguyên là lò gốm cổ. Tổ tiên có nói lại rằng, Tổ cô có yểm một con rồng lớn tại ngã ba sông Định Đào.

Hóa giải những bí ẩn

Ông Hoành tới ngã ba sông Định Đào thì nơi đó đã thành ao. Tìm hỏi những người đào ao thuở trước, họ cho biết đào thấy một con rồng bằng đất nung, cao khoảng 70cm, nay để ở nhà một người dân trong xã Quang Tiến. Ông chụp ảnh để đối chiếu thì đúng là mẫu rồng Nam Sơn.

Ngày 4.4.2009, ông Bùi Đức Lợi tổ chức khai quật và tìm thấy bia mộ chí của nữ tài và một số hiện vật quý tại gò Hình Nhân nổi giữa ao. Bia mộ chí dài 39,7cm, rộng 37cm, dày 11cm, giập mất phần trên và dưới, tuy mờ nhưng vẫn đọc được những chữ y như bản sao trên mâm đồng.

Cạnh bia có những vật yểm như lọ sành da chu, 9 viên đá màu và 9 đồng tiền cổ yểm bên mộ chí. Trên lọ đậy một viên gạch, kích thước 15,5x13x3,5cm. Mặt trước có 3 dòng chữ ghi "Hình nhân linh địa cấm", "Tiền nhân linh trấn yểm", "Kế Tổng cẩn trọng yểm". Mặt sau ghi "Hình nhân địa tổ linh, phù tử tôn Bùi tộc, phúc lộc thọ hưng trường. Kế cao pháp đồng tộc chủ Vị, Nhuận, Cần yểm tế".

Cách bia chừng 3m có vật yểm thứ 2, lâu đời hơn, gồm một đĩa, một bát, một chén và một hộp sứ nhỏ, úp lên một đĩa nhỏ. Trong đĩa có đồng tiền cổ. Xung quanh gò và ao có nhiều phế tích gốm theo truyền thống Chu Đậu, cùng bao nung, xỉ lò, con kế, song, ắc, bàn xoay, chứng tỏ ở đây có một lò gốm cổ vào thế kỷ XV – XVI.

Ông Hoành chia sẻ: "Thường thì bia đâu mộ đó. Vì thế tôi đoán mộ của nữ tài Bùi Thị Hý nằm ngay trên mảnh đất Hình Nhân của gia đình ông Lợi. Đúng lúc đó, có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc, ban liên lạc dòng họ Phí toàn quốc từ Hà Nội xuống tìm tôi nhờ giúp nhận họ hàng với họ Bùi ở Gia Lộc.

Ngược dòng lịch sử, năm 1304, cụ Phí Mộc Lạc làm quan triều Trần rất được trọng dụng, nhưng Thượng hoàng Trần Nhân Tông nói họ Phí ít người biết, còn chữ "Mộc Lạc" nghĩa là cây đổ gãy nên không tốt. Vì thế Thượng hoàng đổi Phí Mộc Lạc thành Bùi Mộc Đạc. Từ "mộc đạc" nghĩa là cái mõ, ý là nổi tiếng. Từ đó, nhiều chi họ Phí chuyển sang họ Bùi. Cụ Bùi Quốc Hưng, ông ngoại của bà Bùi Thị Hý, chính là hậu duệ của cụ Bùi Mộc Đạc. Sau khi nhận họ, dòng họ Phí toàn quốc đã quyết định tài trợ cho gia đình ông Lợi xây lăng mộ tổ cô Bùi Thị Hý".

Ngày 26.10.2009, dòng họ Bùi khởi công, cho tát cạn nước ao và mời cán bộ bảo tàng tỉnh xuống chứng kiến. Đến 12g thì tìm thấy mộ phần của bà Bùi Thị Hý cạnh nơi tìm được bia mộ chí. Hòn gạch đậy mộ có ghi "Tẫn cốt tổ cô Bùi Thị Hý nội bình đồng Vọng Nguyệt bảo kiếm" (dịch: Tro xương tổ cô Bùi Thị Hý trong bình cùng thanh kiếm của bà – Vọng Nguyệt là tên hiệu bà Hý). Dòng cuối ghi "Vị Nhuận Cần mật táng" (dịch: 3 ông Vị, Nhuận, Cần chôn bí mật). Mộ nằm trong nhiều tầng lớp đồ gốm, xây theo đúng hình nhân.

Ngày 14.4.2009, ông Lợi còn cung cấp cho ông Hoành một khối đá nhỏ có chữ Hán, lẫn trong đống đá tảng đầu nhà. Ông Hoành xác định đó là chiếc la bàn của bà Bùi Thị Hý, hình khối vuông 17x17x7cm, trên có chữ "Châm bàn chu hải khứ, Bùi Thị Hý" (dịch: Bàn kim chỉ đường đi cho thuyền biển của Bùi Thị Hý). Giữa la bàn gạch chữ thập, ghi chữ Bắc, Đông, mất chữ Nam, Tây. Giữa la bàn có 1 lỗ rộng 1,4cm, sâu 1,5 cm, giữa lỗ còn có một lỗ nhỏ 2mm, khoét sâu xuống để đặt nam châm. Đây là hiện vật quan trọng xác nhận bà Bùi Thị Hý là người đi biển.

Ông Hoành khẳng định: "Tất cả không chỉ là bảo vật gia đình ông Lợi mà còn là bảo vật quốc gia. Cùng với hai dòng họ Bùi và Phí, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo khoa học để công bố toàn bộ tư liệu khảo cổ quan trọng này".

Hotline: 0969655095
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM CHU ĐẬU
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn